Prelanding Tài Năng Việt – CTA to Landing

GIÁO DỤC

Câu chuyện giáo dục : “Đau với con nhà người ta”

Ngọc Mai

Chiều đi làm về, bé khoe bạn được chọn thi viết chữ đẹp, tôi vô tình buột miệng hỏi: ‘Thế con không được chọn à?’. Tôi cũng buông câu khuyên nhủ: ‘Con cố gắng rèn chữ cho bằng bạn nghe!’

Tối đến, tôi lướt mạng và bắt gặp hình ảnh những cô bé, cậu bé bằng tuổi con đang loay hoay rửa chén, quét nhà, gấp quần áo được bố mẹ bọn trẻ chụp lại và tải lên nhóm chung. Tôi đưa cho con gái xem và một lần nữa tặc lưỡi: “Con xem các bạn giỏi chưa kìa! Chừng ấy tuổi đã biết phụ giúp bố mẹ bao nhiêu là việc, chẳng bù cho con, mẹ phải hối thúc bên hông mới làm”.

Bé con im lặng nhìn hình ảnh trên màn hình di động, cắn nhẹ môi ngần ngừ rồi xoay qua nhìn mặt tôi hỏi: “Mẹ có thể đừng so sánh con nữa được không? Mỗi lần bị mẹ so sánh với bạn này bạn kia, con thấy buồn lắm luôn…”. Tôi giật mình, im lặng.

Câu nói của con tối ấy cứ xoắn lấy tâm trí tôi suốt mấy hôm. “Con nhà người ta” – cụm từ mang tính so sánh từng khiến bao đứa trẻ gánh trên vai áp lực phải “học giỏi”, “đậu trường chuyên lớp chọn”, “giàu kỹ năng sống”, “biết yêu thương” và vô số thành tích khác rồi buồn bã, u uất, mất hết cả tuổi thơ.

Kỳ vọng của một người mẹ muốn con giỏi giang trong tôi đã vô tình khiến con buồn mỗi khi buông câu so sánh “con nhà người ta” ư?

Việc bị mang ra so sánh với người khác sẽ khiến tâm lý trẻ không thoải mái, lúc nào làm gì cũng cảm thấy căng thẳng, áp lực nên kết quả mọi việc cũng bị ảnh hưởng theo

Bố mẹ chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn, luôn muốn con mình giỏi hơn nữa, hơn nữa và…hơn nữa

Một người bạn thân của tôi kể câu chuyện như một minh chứng cho việc đừng so sánh con nhà người ta. Bạn bảo bạn chính là nạn nhân của cái kiểu so sánh ấy.
Học hành chẳng may sa sút, bạn bị đe nẹt rằng chẳng bằng mấy đứa trẻ suốt ngày đi chăn trâu vẫn học giỏi. Làm việc nhà vụng về, bạn bị chê bai chẳng được tích sự gì. Thi đại học điểm thấp, bạn bảo những ngày kinh hoàng phải nghe lời mắng vốn của bố mẹ cứ nối dài.
Đau đớn, buồn bã, thất vọng với chính bản thân mình là những cảm xúc tiêu cực mà bạn phải gặm nhấm suốt những ngày thơ ấu đến khi trưởng thành. Và bạn tự hứa với lòng sẽ không bao giờ lặp lại “vết xe đổ” lên cuộc đời con cái mình.

Theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý Thầy Lưu Đình Nam cho rằng: “Cha mẹ không cần phải biến thành một ai khác để nuôi con thành công. Tất cả chỉ cần bắt đầu với một niềm tin rằng con của mình có thể làm được và làm rất tốt. Hãy để những gì ta nói ra sẽ trở thành nguồn năng lượng nuôi nấng sự tự tinniềm tin vào bản thân của con, thay vì dập tắt hi vọng của con bằng những câu so sánh.

• Phó phòng Đào Tạo, chuyên gia đào tạo của Tài Năng Việt

• 6 năm học tập và nghiên cứu về phát triển tiềm năng con người

• Trên 5 năm đồng hành và trực tiếp giảng dạy HS trong các lớp: Trí Tuệ Tâm Hồn, Phương Pháp Học Tập Đỉnh Cao, Mật Mã Tuổi Teen, Đột Phá Năm Học Mới, Bứt Phá Trước kỳ thi.

• Trực tiếp giảng dạy, chia sẻ và coaching trong các lớp học dành bố mẹ.

• Khách mời trên VTV2 (Cho Ngày Hoàn Hảo), Đài truyền hình Hà Nội (Kỹ năng học đường)

• Đào tạo và chia sẻ trực tiếp cho trên 7.000 người (bao gồm các khóa học cho học sinh và phụ huynh)

Chuyên gia tâm lý thầy Lưu Đình Nam –  Chuyên gia đào tạo của Tài Năng Việt

Có một sự thật hiển nhiên rằng, dù ngoan hay hư, dù giỏi hay chưa tốt thì không ai phủ nhận rằng đó không phải con bạn, một trăm “con nhà người ta” đi nữa cũng không thể đổi chỗ cho sinh linh do chính mình mang nặng đẻ đau và giáo dưỡng. Vậy tại sao, các bậc làm cha mẹ không dạy con tích cực, dạy con thật tốt, mà lại so sánh và khiến con bị tổn thương thêm phần nhút nhát mất niềm tin?

Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải trở thành một ai khác, không cần giống với người anh chị em nào, hoặc đối tượng “con người ta” mà bố mẹ hay nhắc đến. Nhưng giá mà bố mẹ biết rằng, so sánh không bao giờ làm con cái giỏi giang hơn, cố gắng hơn, nó chỉ làm con trẻ cảm thấy tổn thương, sụt giảm tự tin. Nếu có vươn lên thì cũng là vươn lên trong ganh ghét và đố kỵ.

“Hiện nay có quá nhiều phương pháp dạy con khiến bạn quá tải, mất thời gian, chi phí mà không có kết quả?”

Mỗi người đều có cái tôi cá nhân đầy kiêu hãnh, và con trẻ cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Xin đừng làm tổn thương con vì những phép so sánh khập khiễng và không hề công bằng ấy. Bởi lời nói ra ấy có thể sát thương và dập tắt một chồi non sắp nhú mầm thành cây.

Mọi người nói về việc thấu hiểu và lắng nghe con, phương pháp này, phương pháp kia …

Nghe chúng có vẻ thú vị … nhưng … tất cả đều không hiệu quả với bạn.

“Và bạn vẫn loay hoay không biết mình cần làm gì, bắt đầu như thế nào, thậm chí mất ngủ với nhiều câu hỏi…?”

MIỄN PHÍ CHỈ DÀNH CHO 20 CHA MẸ ĐĂNG KÝ SỚM NHẤT

Giáo Dục

©2022 Allrights reserved tainangviet.com.vn

Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Tài Năng Việt

Địa chỉ: Số 5 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Email: chamsockhachhang@tainangviet.net

Hotline: 1900.88.66.39

Website: https://tainangviet.com.vn/