Thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến sự thiếu kiềm chế ở trẻ. Những tác động xấu bên ngoài cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của các bé, khiến cho các bé hình thành tính cách xấu, dần dần điều đó sẽ ảnh hưởng suốt cả quá trình trưởng thành. Nếu không quan tâm và thay đổi ngay, khi ở tuổi vị thành niên sẽ rất khó dạy bảo.
1.Biểu hiện thường thấy của việc con không làm chủ được cảm xúc
Biểu hiện của việc trẻ không làm chủ cảm xúc: Trẻ thường hay cáu giận, tính khí nóng nảy, thiếu hoà đồng với mọi người. Hơn hết, còn tồn tại một số hành vi như: giành đồ chơi, đánh các bạn, dùng lời nói không đúng với lứa tuổi.
Mặt khác, một số trẻ có biểu hiện như khóc lóc, buồn không rõ lý do, nhạy cảm với mọi lời nói, hành động của mọi người. Ở giai đoạn ức chế trẻ sẽ mang biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, tự ti.
Những điều trên lâu dần sẽ khiến các bé khó hoà nhập với các bạn đồng trang lứa, thậm chí sẽ có thể khó gần với cả ba mẹ.
2. Vậy, nguyên nhân con không làm chủ được cảm xúc là gì?
Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình, trẻ thường chịu tác động, ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, đặc biệt là gia đình.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trẻ thiếu kỹ năng kiểm soát các hành vi tiêu cực, làm chủ càm xúc thường do được nuông chiều, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Ví dụ như: Bé giành đồ chơi của bạn mình, bạn đòi lại nhưng bé không đưa, lúc đó ba mẹ nhìn thấy nhưng không nói gì trái lại còn nghĩ là bé hoạt bát. Lúc đó các bé sẽ nghĩ rằng điều đó là hiển nhiên. Từ lần sau, việc đó sẽ tái diễn, nhưng người bạn đó sẽ dành lại từ đó trẻ sẽ hình thành suy nghĩ thứ gì cũng là của mình và mình đều lấy được.
Do vậy, sự quan sát, thái độ của phụ huynh đối với các bé, dù chỉ là những hành động nhỏ cũng mang lại những tác động rất lớn.
Ngoài ra, người lớn hay cáu giận vô cớ với các bé sẽ khiến các bé có cơ chế phản vệ hoặc lặp lại. Các bé sẽ thực hiện hành động tương tự như người khác đối với mình, việc người khác phải gánh chịu những cảm xúc mình trải qua giúp trẻ thấy nhẹ nhõm. Đó thực sự là một điều xấu cho quá trình trưởng thành và phát triển.
3. Hậu quả của việc không dạy con làm chủ cảm xúc
Nếu để tình trạng kéo dài đến tuổi dậy thì, thậm chí là vị thành niên thì lại càng khó có thể thay đổi tình trạng này. Các em sẽ dễ bị cô lập khỏi xã hội hoặc có những ứng xử lệch lạc.
Về mặt sức khoẻ, trẻ có thể mắc các bệnh như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực về mọi thứ xung quanh
Hãy đến với Tài Năng Việt để trẻ được hướng dẫn đúng cách, tận tâm thông qua khoá học Online 2 ngày “”Cha mẹ Tâm Tầm Tài – Giúp con thành công trong hạnh phúc””
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay!
“11 năm đồng hành cùng các phụ huynh và các con để viết lên tương lai đẹp đẽ cho trẻ, Tài Năng Việt luôn mong muốn tạo thêm thật nhiều giá trị cho mỗi gia đình Việt Nam, giúp mỗi gia đình hạnh phúc cả bên trong và bên ngoài.”