Muốn trẻ thể hiện tình cảm, cha mẹ hãy chủ động trước

Việc trẻ biết thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, làm sao để giúp trẻ tự nhiên biểu lộ tình cảm là tâm tư của nhiều phụ huynh.

Tăng sự gắn kết, yêu thương

Theo chuyên gia trị liệu và tư vấn tâm lý trẻ em Nguyễn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Giáo dục, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát triển Tài Năng Việt, việc trẻ biết cách thể hiện tình cảm sẽ mang lại những điều tích cực và lợi ích quan trọng như: Tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, ít mâu thuẫn, xung đột hơn. Nếu con biết thể hiện quan tâm, yêu thương cha mẹ bằng việc ôm bố mẹ khi đi làm về, hỏi thăm động viên, rót nước, nấu cơm hoặc đơn giản là một lời động viên thì cha mẹ nào cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. trẻ thiếu lòng biết ơn

Bên cạnh đó, khi biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, trẻ sẽ tránh được những tổn thương tâm lý do ức chế, rối loạn cảm xúc gây ra và có động lực, tinh thần tốt để tập trung vào việc học và phát triển bản thân. 

Biết quan tâm và thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình cũng là cơ sở để trẻ bước vào cuộc sống hôn nhân – gia đình hạnh phúc trong tương lai, vì nền tảng gia đình dựa trên sự chia sẻ, quan tâm, thấu hiểu.

 

Hơn hết, việc đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách dễ dàng cũng sẽ khiến các bé hình thành thói quen xấu. Mỗi khi bé đòi đồ chơi bạn sẽ đều đáp ứng ngay lập tức mà không cần yêu cầu trẻ cần làm những gì, bé không nhận thức đó là tình yêu của ba mẹ, mà chỉ coi như là sự đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất.

Mối quan hệ giữa vật chất – lòng biết ơn là một sợi dây mong manh giữa bố mẹ và con cái. Khiến con cái nhận thức được sự vất vả của ba mẹ khi đi làm, tạo cho bé ý thức muốn sẻ chia gánh nặng với mình.

Các nghiên cứu về sự phát triển về trí tuệ cảm xúc của con người cho thấy, khoảng 2-3 tháng tuổi trẻ đã biết bộc lộ cảm xúc (cười); giai đoạn từ 1 tới 6 tuổi trẻ dễ thể hiện cảm xúc với mọi người nhất, ở giai đoạn này cảm xúc của con gần như được  bộc lộ một cách dễ dàng và tự nhiên. Tuy nhiên, càng lớn, trẻ càng ngại thể hiện tình cảm vì muốn khẳng định sự trưởng thành, tự lập… Lúc này, cha mẹ hãy thể hiện tình cảm với con hàng ngày thông qua lời nói, cử chỉ và các hành động thể hiện sự quan tâm. Con càng ngại thì bố mẹ càng phải cố gắng, lặp đi lặp lại thành thói quen tôn trọng, bớt đòi hỏi, yêu cầu với con. 

Thể hiện tình cảm qua hành động cụ thể 

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ có thể dạy con thể hiện tình yêu, lòng biết ơn với những người thân yêu ruột thịt qua hành động nhỏ. Con có thể giúp đỡ người thân trong nhà bất cứ việc gì một cách tự nguyện mà không cần họ phải mở lời nhờ cậy. 

Chuyên gia Nguyễn Sơn cho rằng, việc thể hiện tình cảm không nhất thiết chỉ hướng tới vật chất. Cha mẹ có thể dạy trẻ qua việc giúp con tạo ra món quà tự làm và bằng cả những lời yêu thương, động viên, biết ơn… Ông Nguyễn Sơn nhấn mạnh, trong tất cả các bạn nhỏ đều chứa tình yêu rất đặc biết với bố mẹ, vậy nên hãy khơi gợi tình yêu đó hàng ngày. Mỗi trẻ tùy theo tính cách, điều kiện sống sẽ thể hiện tình cảm theo cách riêng của mình. Cha mẹ đừng mong cầu mà hãy trân trọng từng việc nhỏ nhất mà trẻ đã và đang làm. 

Ngay từ khi con học mẫu giáo, trong những ngày lễ đặc biệt như 8/3, 20/11, Noel, Tết… các cô giáo đã hướng dẫn trẻ làm những món quà handmade như thiệp, vẽ tranh, cắt dán hoa… để làm quà tặng cho những người yêu thương. Dù biết rằng, khi được tự tay làm những món đồ handmade này sẽ giúp trẻ phát triển xúc cảm trí tuệ, tình yêu thương và óc sáng tạo, nhưng không phải gia đình nào cũng đủ kiên nhẫn và định hướng xuyên suốt cho con làm những thứ đó. Ngoài ra, một số cha mẹ lại vô tình làm con mất hứng khi không trân trọng hoặc cất giữ những quà tặng của con. 

Tôn trọng cảm xúc của trẻ

Sinh con đầu, bao nhiêu thời gian, tâm huyết chị Hương dồn cả vào chăm sóc, dạy bảo con. Từng hành động mới của con, hay những thay đổi, trưởng thành nhỏ nhất chị cũng ghi vào nhật ký và lưu giữ làm kỷ niệm từ bức tranh đầu tiên con vẽ, tấm thiệp đầu tiên con tặng mẹ, đến chiếc răng sữa đầu tiên con thay… Tuy nhiên, sau khi sinh đôi hai bé tiếp theo thì chị không còn thời gian để chăm chút những việc nhỏ như vậy nữa. Con gái thứ 2 khá tình cảm, ban đầu bé cũng thích vẽ, thích làm những đồ chơi nho nhỏ tặng mẹ, nhưng rồi, vì quá bận bịu, chị Hương không lưu trữ được những món đồ con làm. Không những thế, đôi khi chị còn để tạm tấm thiệp lên giá sách, một thời gian sau vô tình rơi xuống, thế là con lại giận dỗi, nói mẹ không thích đồ con tặng. Dần dà, bé không còn hào hứng với các hoạt động này nữa. 

Chuyên gia trị liệu và tư vấn tâm lý cho trẻ Nguyễn Sơn

Chia sẻ về câu chuyện này, chuyên gia Nguyễn Sơn lưu ý cha mẹ một vài điểm trong quá trình dạy trẻ cách thể hiện tình cảm: 

  • Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý qua từng giai đoạn của con: Bố mẹ cần nắm được sự thay đổi tâm sinh lý ở từng giai đoạn phát triển của con, ngoài sự thay đổi về cơ thể, cảm xúc, cách thể hiện giao tiếp của trẻ cũng sẽ thay đổi. Hầu hết bố mẹ đều nhìn quá khứ để áp đặt con ở hiện tại (đặc biệt giai đoạn 1-6 tuổi so sánh với giai đoạn 11-18 tuổi) trong khi các con tuổi teen đều hướng ngoại (bị ảnh hưởng từ trường lớp, bạn bè, khác giới, thần tượng) thay vì hướng nội như trước (bố mẹ, anh em).
  • Nhu cầu đón nhận tình cảm của từng giai đoạn cũng khác nhau: Ví dụ giai đoạn từ 1-6 tuổi là sự âu yếm như cái ôm, cái hôn, là những câu nói yêu thương, trẻ rất thích những hành động gần gũi và lời nói yêu thương; giai đoạn trẻ bắt đầu đi học những nhu cầu đó giảm dần. Đặc biệt tuổi teen – trẻ lúc này vẫn cần tình cảm từ bố mẹ nhưng là sự thấu hiểu, chia sẻ, ghi nhận, tôn trọng nhiều hơn. Lúc này, trẻ cần những câu nói tạo động lực, tin tưởng nhiều hơn và những lời động viên, hành động của bố mẹ cũng không nên quá gần gũi vì trẻ sẽ ngại.
  • Tính cách và kiểu người của con: Ví dụ con là người nội tâm thì thay bằng việc bắt con phải nói, hãy quan sát cách con làm, hãy là người chủ động chia sẻ và khơi gợi cảm xúc với con. 

Tóm lại, để con biết cách thể hiện tình cảm, bố mẹ hãy là người chủ động làm trước, thường xuyên và không ép buộc. Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ, khi đó trẻ sẽ dám bộc lộ cảm xúc nhiều hơn, chân thật hơn.

————————————–
Hãy đến với Tài Năng Việt để trẻ được hướng dẫn đúng cách, tận tâm thông qua khoá học Online 2 ngày “”Cha mẹ Tâm Tầm Tài – Giúp con thành công trong hạnh phúc””
?? Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay!
         Link đăng ký: BẤM VÀO ĐÂY
“11 năm đồng hành cùng các phụ huynh và các con để viết lên tương lai đẹp đẽ cho trẻ, Tài Năng Việt luôn mong muốn tạo thêm thật nhiều giá trị cho mỗi gia đình Việt Nam, giúp mỗi gia đình hạnh phúc cả bên trong và bên ngoài.”
?? Hotline: 1900 88 66 39

 

Tìm kiếm

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNG

16 tố chất giúp con thành công trong hạnh phúc

Bài viết

Khóa học nổi bật

Công cụ thực hành

  • Sale!

    Sổ Gieo Hạt

    350.000 
  • Lịch

    Tháng Tư 2024
    H B T N S B C
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    2930  
    Chia sẻ bài viết

    Truy cập vào hệ thống