Nguyên nhân khiến con hay cãi lại bố mẹ

Việc trẻ con hay cãi và tranh luận lại với bố mẹ là phản ứng bình thường hay sai trái? Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách giáo dục đúng đắn để gắn kết bố mẹ và con, giúp con hoàn thiện cảm xúc.

1.Tại sao trẻ con hay cãi lại bố mẹ

Việc phát triển tư duy về sự vật, sự việc trong cuộc sống cũng như có sự nhận thức về bản thân là một quá trình rất bình thường và tự nhiên của đứa trẻ. Từ 2-3 tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu có một khả năng nhận thức nhất định cũng như thích thể hiện cái tôi của mình bằng việc nói “không” với các yêu cầu của bố mẹ.

Mặt khác, nếu phụ huynh quá nuông chiều con cũng dẫn đến việc tạo thói quen xấu cho con, khiến con cảm thấy mình là ưu tiên số một. Cho nên bất cứ khi nào bị cha mẹ nhắc nhở, con đều thể hiện thái độ khó chịu và ngay lập tức phản kháng.
Thêm vào đó, với các công việc trong nhà, ba mẹ không rèn luyện dần dần cho con từ nhỏ và tạo niềm vui cho con ngay từ lúc đó; khiến con cảm giác bị ép buộc và tỏ ra thái độ khó chịu khi ba mẹ sai bảo làm việc nhà. Lúc đó, cha mẹ lại quát mắng mà không giải thích càng khiến trẻ cảm thấy bức bối, và có phản ứng gay gắt hơn.
Việc chưa có sự thấu hiểu giữa ba mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân. Sự áp đặt sẽ càng khiến tình hình xấu đi, khi mỗi khi con làm điều gì mà bố mẹ thấy đó là sai, nhưng lại không hỏi rõ con, đã mặc định đó là lỗi của con. Và tuyệt nhiên nhiều phụ huynh cũng không cho đứa trẻ có cơ hội giải thích, khiến chúng cảm giác bị cô lập, không được đối xử công bằng.

Và đôi khi cách cư xử này của trẻ xuất phát từ hành động của phụ huynh. VD bố mẹ hay la mắng con trước mặt người ngoài, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, khó chịu, lâu ngày sẽ phản ứng lại mạnh mẽ.

2. Vậy phụ huynh nên làm gì?

2.1 Lắng nghe và thấu hiểu con

Những lúc trẻ con cãi lại bố mẹ là lúc chúng đang rất xúc động thậm chí là kích động nên mới có những phải ứng gay gắt để biện minh cho bản thân. Lúc này, bố mẹ không nên ngắt lời con, đàn áp con trẻ mà hãy để con nói hết câu rồi bình tĩnh giải thích hết vấn đề cho con hiểu.
Sự khéo léo trong cách ứng xử của bố mẹ không chỉ xoa dịu sự kích động của con mà lời giải thích trong đó còn giúp bé hiểu ra được mình sai ở đâu hay vấn đề đó cần giải quyết như thế nào. Hãy bên con như một người bạn, hãy để con thấy bạn là một nơi để sẻ chia mọi vấn đề, từ đó con sẽ trút bỏ cảm xúc và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề con đang mắc phải.

2.2 Giúp con định danh cảm xúc

Ba mẹ hãy giúp con định hình được những cảm xúc mà con đang trải qua, ngoài ra, hãy giải thích cho chúng hiểu rằng không có gì là sai trái khi có những cảm xúc như vậy, tuy nhiên, cách mà con đang hành động là sẽ gây cảm giác khó chịu cho người đối diện.
Ví dụ bạn hãy nói với con: “Mẹ biết con đang rất giận, đang cảm thấy khó chịu, nhưng con không thể nói chuyện với bố mẹ như vậy, đó là cách cư xử không đúng mực và thiếu tôn trọng. “
Với những bé nhỏ tuổi hơn, phụ huynh có thể nói với con bằng cách đi thẳng vào vấn đề: “Nếu con tức giận điều gì thì con nên nói cho mẹ nghe, mẹ sẽ cùng con tìm hiểu, chứ không được gắt lên với mẹ như vậy, một đứa trẻ ngoan không nên làm như thế.”
Chỉ ra cảm xúc của trẻ, giúp trẻ hướng đến cách bày tỏ cảm xúc tích cực và giải toả những bức xúc và kìm nén tiêu cực là điều phụ huynh cần làm.

2.3 Để con chủ động 

Trẻ con thích cãi lại thực chất là muốn được bố mẹ chú ý và tôn trọng ý kiến của mình. Cho nên với một vài tình huống bố mẹ nên để con đưa ra quyết định và chỉ nếu ra ý kiến góp ý để con tự thực hiện. Áp đặt là cách giáo dục sai lệch với mọi trường hợp.
Khi bố mẹ nhượng bộ con, trao quyền kiểm soát cho con không phải là làm mất uy quyền của mình. Ngược lại, chính điều này sẽ giúp con trở nên ngoan ngoãn, có trách nhiệm hơn.

Tìm kiếm

ĐĂNG KÝ NHẬN QUÀ TẶNG

16 tố chất giúp con thành công trong hạnh phúc

Bài viết

Khóa học nổi bật

Công cụ thực hành

  • Sale!

    Sổ Gieo Hạt

    350.000 
  • Lịch

    Tháng Tư 2024
    H B T N S B C
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    2930  
    Chia sẻ bài viết

    Truy cập vào hệ thống